Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

VIÊN GẠCH ĐẦU CHO "CHIẾN TRANH HAY HÒA BÌNH KỲ CHÓT "



 Mình định ngưng không viết tiếp quả phóng sinh sự : "Chiến tranh hay Hòa bình" - phần cuối " Súng đã nổ & hành động của chúng ta", nay xét thấy cần phải làm thì cho chót chét, các bạn đợi tớ dăm bữa ........ tớ sẽ đăng.
Trong lúc chờ đợi tớ cho các bạn câu hỏi này : Trung Quốc đã thông báo mời thầu 09 lô dầu khí trong phạm vị đặc quyền lãnh hải của VN, giả sử các công ty trong nước của TQ trúng thầu, bọn bỏn kéo dàn khoan tới 09 lô đó, trong vai trò là thủ tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bạn sẽ có những hành động gì ? Lý do ?
 Gợi ý : Hành động đầu tiên của tớ là cấp cho số nhân sỹ, trí thức Việt đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc ít nhất một lần, mỗi chú một thuyền, một chèo - hàng nóng tự chọn tùy sở thích ra 09 lô đó noi gương các cụ Tô Vĩnh Diện và Phan Đình Giót.
Ghi Chú :
* Câu hỏi là dạng mở, chấp các bạn sử dụng phao, thậm chí hàng không mẫu hạm.
* Càng nhiều ý tưởng khả thi chứng tỏ các bạn càng ngấp nghé tới tầm một nguyên thủ Quốc Gia.
* Đối tượng tham gia : Không giới hạn ( cả về độ tuổi, giới tính lẫn vị trí địa lý )
* Thời gian làm bài    : không giới hạn .
* Các bạn có thể tham khảo chính người ra đề để hiểu rõ hơn. Thậm chí có thể đề xuất câu hỏi khác ( về cùng 1 sự kiện ) một cách lắt léo, lừa lọc hơn cũng được.
 Chúc các bạn làm bài zui zẻ 

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

AI PÁT CHO DÂN BIỂU KÒ


mình đương định mần 1 nhát về vụ mấy chú i tờ ai ti ( IT IT ) dân biểu Hà lội được trang bị ai pát ( iPad ), mò mẫn nét trúng ngay bài của bác PGS - TS Nguyễn Ngọc Điện ở SGTT...bưng luôn về cho đỡ phải nặn chữ ...hihi....chữ dân biểu kò được hiểu theo cách nói oánh mổ cò .

Tản mạn từ chiếc iPad dành cho đại biểu dân cử
SGTT.VN - Ở các nước, đại biểu dân cử được hưởng rất nhiều tiện nghi, điều kiện vật chất làm việc thuận lợi. Thông thường, mỗi dân biểu được cấp riêng một văn phòng làm việc và cả ôtô công vụ, kèm theo một khoản kinh phí riêng để chi phí, trên lý thuyết, cho các công tác gắn với chức vụ đại diện cử tri của mình, bao gồm việc thuê thư ký, chuyên gia, lái xe,... So với nhiều vị trí then chốt trong bộ máy quản lý nhà nước chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ vật chất dành cho các ông nghị cao hơn nhiều.

đại biểu HĐND TP.Hà Nội được trang bị một thiết bị thời thượng nhất hiện nay là iPad. Ảnh: tuoitre.vn
Bởi vậy, việc chính quyền thành phố Hà Nội trang bị cho mỗi đại biểu HĐND thành phố một chiếc iPad bằng tiền lấy từ ngân sách công tự nó chưa hẳn là việc làm quá đáng, mang tính ưu đãi kiểu đặc quyền, đặc lợi, như nhận xét của nhiều người.
Chỉ có điều, đổi lại với sự chăm lo săn sóc chu đáo bằng tiền của người đóng thuế, dân biểu ở các nước phải làm việc toàn thời gian, nghĩa là phải dấn thân trọn vẹn cho công việc đại diện cử tri, không được dùng thời gian lao động làm việc khác. Suy cho cùng, chỉ khi nào dân biểu được coi là một nghề, thì xã hội mới có điều đánh giá hiệu quả của việc đầu tư, dựa vào hiệu quả của công việc thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người thụ hưởng sự đầu tư đó.
Thực ra chẳng ở đâu người ta bảo đảm được một cách tuyệt đối hiệu quả hoạt động của dân biểu tương xứng với sự đầu tư, đãi ngộ mà người đóng thuế dành cho mình. Lợi ích vật chất luôn có sức hấp dẫn, cám dỗ đối với con người và vẫn có chuyện nhiều ông nghị, sau khi trúng cử, chỉ chăm chú tận hưởng các tiện nghi, bổng lộc gắn với chức vụ, rồi xao lãng phận sự công. Thậm chí, có người còn lợi dụng quyền đặc miễn được luật pháp dành cho đại diện dân cử để làm những điều phi pháp như buôn bán đồ quốc cấm, rửa tiền.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này, cần đặt hoạt động của dân biểu dưới sự giám sát chặt chẽ của cử tri. Người đại diện dân cử phải thường xuyên tiếp xúc cử tri nơi đã ứng cử để giải trình về công việc của mình, đồng thời phải công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật, về hành vi của mình, đặc biệt là trong việc sử dụng tiền bạc, tài sản mà người dân cấp cho mình. Một khi hiểu rằng cử tri có quyền và có khả năng dùng lá phiếu bầu để trừng phạt những người đại diện bất xứng, bội ước khi tái ứng cử, thì các ông nghị có thể, theo bản năng tự vệ để sinh tồn, sẽ dè chừng, tránh bị coi là sa đà vào lối sống xa hoa thiếu lành mạnh, thiếu trách nhiệm đối với cử tri, với xã hội.
Ở nước ta, chế độ đại diện dân cử chưa hoàn toàn chuyên nghiệp. Phần lớn đại biểu Quốc hội, HĐND là những người đảm nhận các chức vụ then chốt trong bộ máy quản lý nhà nước và chỉ kiêm nhiệm chức vụ dân cử. Chiếc iPad trong câu chuyện ồn ào mấy ngày vừa qua được cấp, trên danh nghĩa, cho đại biểu HĐND chỉ để phục vụ cho công việc gắn với thân phận ấy. Nhưng chẳng hạn, do người đại biểu đồng thời là hiệu trưởng một trường đại học công lập hoặc giám đốc một sở, thì chiếc máy tất nhiên cũng thường xuyên được sử dụng cho các công việc gắn với chức vụ quản lý. Trong điều kiện đó, sẽ rất khó đánh giá riêng hiệu quả của việc đầu tư của xã hội cho việc thực hiện chức năng dân biểu, bởi hầu như không thể tách bạch các khoảng thời gian sử dụng tài sản liên quan cho nhiều việc thuộc các chức phận xã hội, nghề nghiệp khác biệt. Mà nếu không đánh giá được về hiệu quả, thì việc đầu tư phải bị coi là một vụ lãng phí.
Bức xúc từ sự lãng phí đó có thể còn gia tăng do cộng hưởng với nỗi bức xúc khác hình thành từ hiện tượng thờ ơ nhiều khi rất khó hiểu của cơ quan đại diện dân cử nơi này, nơi kia đối với những nỗi niềm, nguyện vọng, sự ưu tư, trăn trở của người dân. Theo đúng chức năng đại diện, người dân biểu phải tích cực nắm bắt thông tin và kịp thời đưa những vấn đề nóng bỏng trong đời sống xã hội ra trước nghị trường để phân tích, giải quyết, đồng thời kiên trì bảo vệ lợi ích chính đáng của cử tri trong quá trình tìm kiếm giải pháp. Những cuộc xung đột, như vụ Tiên Lãng chẳng hạn, phải là tâm điểm của các cuộc thảo luận về tình hình địa phương nơi xảy ra sự việc trong khuôn khổ kỳ họp gần nhất của cơ quan đại diện dân cử sở tại nhưng mới đây, phó chủ tịch HĐND Hải Phòng nại lý do các cơ quan chức năng đang tiếp tục xem xét giải quyết nên “khi nào có kết quả” hội đồng mới “báo cáo với cử tri”.
Từ những gì đang diễn ra, dễ có cảm giác không ít dân biểu hiện không hề e ngại về sức ép từ việc giám sát của cử tri, không lo sợ về việc cử tri có thể làm gì đó trong khuôn khổ pháp luật, ảnh hưởng xấu đến chiếc ghế dân biểu của mình.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

PHÊ CHUNG & TỰ PHÊ KIỂU NÀO CŨNG PHÊ LÒI MẮT

VỢ CHỒNG MÌNH THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC NGHỊ QUYẾT 4 NGAY TỪ KHI NÓ RA ĐỜI. BỮA NAY TỔNG KẾT, VỢ MÌNH HỔN HỂN PHÁT BIỂU NHÕN CÂU : PHÊ LÒI ... MẮT

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

MỘT GIẤC MỘNG - MỊ

ĐÊM RỒI MÌNH NẰM MƠ, MÌNH VỚI TAY THỦ ĐI ĐÁM MA, XE HÒM KHÔNG QUAN TÀI, NẾN NIẾC CHI CHÍT, SÁNG CHOANG. TỈNH DẬY MỒ HÔI ĐẦM ĐÌA GỐI, TRỘM NGHĨ ĐÉO BIẾT CÁI QUAN TÀI SẼ ĐẶT VÔ XE HÒM LÀ CỦA AI, MÌNH HAY HẮN BỞI CHỈ CÓ HAI THẰNG VỚI CÁI XE... HE HE, MÌNH ĐANG HÉO VÌ KHÔ MÁU, NHƯNG VÔ HÒM THÌ CHỬA TỚI NIÊN, ẤY LÀ TỬ VI NÓ NÓI THẾ, KHÔNG MÌNH NHẼ  HẮN....

GIẤC MƠ NÀY LÀ CÓ THẬT,,,, MÌNH NGHĨ ĐÔI KHI CHẢ KHÁC ĐÉO CHI ĐỜI.